Đời thường Giáo sư Trần Văn Khê…

Đỗ Hồng Ngọc

 

Theo lời chỉ dẫn của ông qua điện thoại, tôi lên métro tới trạm cuối Villejuif-Louis Aragon, chuyển sang xe bus đi về phía ngoại ô thêm chừng bốn năm trạm nữa, rồi đi bộ thêm một quăng th́ đến một chúng cư nhỏ nơi ông ở. Đă gần tám giờ tối rồi nhưng Paris đang là mùa hè nên nắng vẫn c̣n chói sáng. Thấy tên ông nằm ở tầng thứ chín của chúng cư, sau một hồi đi đủ thứ loại xe rồi cuốc bộ tôi đă thấy hoải. May mà có thang máy. Cái thang máy nhỏ xíu, hai người đi th́ vừa. Ở Paris, ăn th́ không bao nhiêu chứ ở th́ rất đắt, người càng nghèo th́ càng phải ở từng cao và phải ra ngoại ô cho đỡ tốn kém.

Cửa thang máy vừa mở, đă thấy ông tươi cười đứng đợi. Chưa gặp ông lần nào nhưng tôi và ông cũng đă quen biết nhau qua thư từ v́ ông vốn là bạn thiếu thời của cậu tôi, ông Ngu Í Nguiễn Hữu Ngư, nên nhân dịp đến Paris công tác tôi ghé thăm ông, cũng là để xem ông đau yếu ra sao mà nghe ông than trong một bài thơ mới đây là "vào ra bệnh viện biết bao lần". Có lần nghe nói ông sắp phải mổ cột sống v́ đi lại khó khăn nữa.

Trước mặt tôi là một Trần Văn Khê vui vẻ, tươi cười, vạm vỡ trong chiếc áo pull vàng, tóc đen nhánh, chải bồng lên phái trước… trông rất trẻ, nhưng nh́n kỹ th́ lông mày bạc trắng đằng sau đôi kiếng cận dày cộm, các nếp nhăn ở đuôi mắt… không giấu được tuổi tác của một lăo nhạc sư tuổi sắp tám mươi, tiên phong đạo cốt. Th́ ra ông mới từ Canada về, tôi nghĩ tóc nhuộm c̣n đen nhánh, nhưng lông mày không nhuộm nên cứ trắng phau, c̣n nhánh tóc bồng bềnh phía trước kia chắc là để che bớt chỗ hói (Sau này tôi mới biết ông không hề nhuộm tóc!). Hai chú cháu ôm chằm nhau mừng rỡ. Tôi cười: chú ở chót vót trên này à? Ông cũng cười: trên đầu chú không c̣n ai nữa, chỉ có người hàng xóm bên cạnh, mà cũng đă đi nghỉ hè rồi!

Ông đưa tôi vào căn hộ bốn pḥng nhỏ tràn ngập sách báo, băng từ ngổn ngang bừa băi và đờn, ôi đủ thứ đờn, trên sàn, trên vách, giăng mắc khắp nơi. Ông sống đơn độc một ḿnh, thỉnh thoảng con cái, bạn bè đến thăm. Ông nói: chú vừa ở Canada về, bắt tay ngay vào việc. Đang viết bài trả lời cho một nữ sĩ về cuốn Tiểu phẩm của chú đây. Rồi ông dẫn tôi xuống bếp. – Chú đoán là cháu chưa ăn cơm, nên chuẩn bị cơm mời cháu luôn đây rồi! Tôi gật đầu rồi xuống bếp phụ làm. Ông không cho: cháu cứ ngồi vào bàn, để chú làm v́ chú quen rồi – ông nói. Từ mấy chục năm nay, h́nh như ông đă quen sống một ḿnh rồi. Nắng vẫn c̣n rực sáng qua khung cửa kính nhà bếp. Nóng quá. Ông mở quạt vù vù. Ở đây mùa này phải có quạt mới chịu nổi, ông nói vậy. Rồi ông mở tủ lạnh, lấy ra hai vắt cơm gói kín trong bịch ni-lông, mỗi người một vắt, cỡ bằng một chén.

– Đủ không?

– Dạ đủ. Tôi nói đủ v́ đă quen cách ăn rất ít tinh bột của Tây rồi, không như ḿnh "lấy cơm làm gốc", vả lại tôi c̣n cả thùng ḿ gói ở nhà. Ông cho hai gói cơm vào micro-onde, hấp lại. Xong lấy ra một tô khổ qua nhồi thịt. May quá, ông nói: chị Tường Vân mới cho chú món này. Lại cho vào nồi hấp. Tôi nghĩ chắc phải hấp năm phút mới đủ, nhưng ông vội, chỉ hấp chừng hai ba phút nên vẫn c̣n nguội và cứng ngắc. Rồi món gà xào sả, gà công nghiệp chặt to xào mặn. B́nh thường dĩ nhiên ông ăn uống c̣n đơn giản hơn nhiều. Nhưng ông rất sảng khoái, tự nhiên và hết sức thoải mái. Ông nói cơm ở đây họ gói sẳn như vậy, ăn mấy phần th́ mua; đồ ăn cũng vậy. Rác th́ cho vào cái ống này, chảy luôn xuống hầm rác, không phải đi đổ.

– Chú ở một ḿnh quen rồi, thấy dễ chịu lắm. À mà cháu có ăn dưa chuột không?  Ông khoe v́ c̣n món dưa chuột trong tủ lạnh.

– Cháu có muốn gọt vỏ không? Không gọt vỏ th́ phải rữa cho kỹ v́ sợ thuốc trừ sâu. Rồi ông đi rửa thiệt kỹ v́ tôi nói ăn cả vỏ th́ tốt hơn. Tôi hỏi ớt, không có.

– Chỉ có chai tương ớt Singapore, coi đẹp chớ không cay – ông nói. Rồi ông giải thích thêm: chú bị trĩ, không dám ăn ớt. Tôi không khám cũng biết ông bị trĩ, bị bón nặng rồi, v́ khi vào toa-lét, thấy ông bày nào tranh tàu, nào sách báo tây ta cả chồng trong đó! Ngồi ăn với tôi, chốc chốc thấy ông uống thuốc, uống như một phản xạ. Thuốc đă bày sẵn trên bàn lúc nào mà không hay. Tôi giật ḿnh: chú uống thuốc ǵ mà đủ thứ vậy?

 – Chú bị đau thần kinh toạ, lại bị tiểu đường, trĩ… hôm trước phải chích, nay đổi qua uống. Mỗi ngày uống … 22 viên!

Tôi sợ là sống một ḿnh như ông, uống thuốc tùm lum có hôm bị trúng thuốc hoặc sặc thuốc th́ rất nguy hiễm.

Ăn uống xong, ông đưa tôi đến bàn vi tính: chú đang viết dở bài này. Chờ chú viết mấy ḍng nữa cho xong rồi cháu góp ư cho chú nhé. Ông ngồi vào máy, g̣ lưng… gơ. Trông mái tóc đen nhánh bồng lên phiá trước, lông mày bạc trắng, các nếp nhăn trễ xuống ở cổ… mắt lim dim gần như nhắm sau cặp kiếng cận nặng ch́nh chịch, môi thừ ra phía trước, tập trung vào bài viết, tôi không sao dằn được ư muốn ghi lại cái nét ngộ nghĩnh của nhà học giả lừng danh này trong nếp sống đời thường – bên ngoài những buổi tŕnh diễn trịnh trọng veston cà vạt trên sân khấu, bên ngoài những bó hoa trao tặng với các nụ cười xă giao rôm rả. Tôi thích ông trong dáng vẻ tự nhiên, trong nếp sông đời thường, mộc mạc, chân t́nh, có những nét rất rơ của một người đứng tuổi độc thân, cũng tiết kiệm, cũng cẩn thận, cũng ham uống thuốc… và có thể cũng hay giận hờn, hay quên, dễ xúc động… và hay nói về những kỷ niệm xưa cũ. Tôi quan sát ông theo một thói quen nghề nghiệp. Tôi lay quay t́m mănh giấy để vẽ mà không thấy. Tôi lấy cái b́ thư trên bàn, nguệch ngoạc mấy nét, tạm được, nhưng chưa vừa ư. Chợt nhớ ra, tôi trở lại bàn ăn lấy mănh khăn giấy mềm, phác nhanh mấy nét một Trần Văn Khê mặc áo thun, đang… h́ hục trước máy vi tính, đánh bài trả lời một nữ sĩ. Đây rồi, đúng là chú Khê, hết chối căi nhé! Tôi khoái lắm, cất kỹ. Ông hoàn toàn không biết tôi đă vẽ cho ông một bức chân dung ngộ nghĩnh trên mănh giấy khăn ăn như thế.

Rồi ông mở cho tôi coi cuộn băng vidéo chuyến đi Canada của ông, thu buổi trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh Canada gần hai tiếng đồng hồ về nhạc Việt. Nhân ngày "Người cha", Đài phát thanh Canada có sáng kiến phỏng vấn Nhạc sĩ Trần Quang Khải, con trai ông, cũng là một nhà nhạc học nỗi tiếng, đang ở Paris, những cảm nghĩ về cha của ḿnh, đồng thời phỏng vấn người em ruột của ông, bà Ngọc Sương đang sống ở Canada, về người anh ruột của ḿnh. Cuộc phỏng vấn thật cảm động, cả hai anh em ông đều khóc, những người dự thính cũng rơm rớm nước mắt. Bà Ngọc Sương nói, v́ cha mẹ mất sớm, ông là anh cả, đă như vừa là cha, vừa là mẹ, vừa là anh trai của tất cả các em, hết ḷng lo cho các em để họ được như ngày hôm nay. Những người dự thính vừa được nghe nói về nhạc Việt, vừa được nghe ông hoà tấu cùng học tṛ ḿnh, lại được biết thêm về một nét văn hoá phương Đông, về t́nh gia tộc của một đất nước giàu truyền thống hiếu đễ. Ông trả lời họ là đă rất vui mừng thấy nếp nhà được “cha truyền con nối”, rất tự hào về những người học tṛ mà ông có dịp cùng họ hoà tấu, nối kết nhiều thế hệ… Ngồi xem lại băng h́nh mà tôi thấy ông hăy c̣n xúc động, nghẹn ngào.

Rồi ông nói với tôi: cháu đừng lo, cứ ở chơi, khuya quá th́ chú đưa cháu về. Tôi biết métro c̣n chạy đến quá nữa đêm, nhưng cũng ngại quăng đường xe buưt, nghe ông hứa vậy nhưng nghĩ chuyện lái xe bây giờ của ông chắc là không đơn giản v́ chân ông chưa hết đau. Tôi phone cho người em họ đến đón. Đă gần nữa đêm.

Thấy tôi có vẻ chần chừ, ông hỏi: cháu có việc ǵ đó? Tôi cười, ch́a cho ông cái h́nh vẽ chân dung ông trên mănh giấy đặc biệt, bấy giờ đă hơi loang ra, ông cầm lên coi rồi khoái chá cười ha hả - Đẹp lắm, giống lắm, ông nói… Cám ơm, cám ơn cháu lắm! Rồi tôi lại thấy ông có vẻ chần chừ: chú có việc ǵ đó nữa? Ông không nói ǵ cả, bước vào trong pḥng ngủ, ôm ra một quyển album to, lật cho tôi coi. Th́ ra ông có một điều ǵ đó không định tỏ bày, nhưng bây giờ ông đột ngột thấy đă đến lúc cần chia sẻ, ông nói: này cháu xem, đây là cô Đ… Năm ngoái cô từ Mỹ qua đây ở chơi với chú, đi khắp nơi với chú, chụp bao nhiêu là h́nh đẹp thế này… Vậy mà cô mới chết v́ ung thư, cháu có biết không? Mắt ông rướm lệ. Tôi lặng im, từ từ lật từng trang album: một thiếu phụ khoảng năm mươi tuổi, c̣n rất đẹp, trông hiền lành, thuỳ mị, đang âu yếm và hạnh phúc bên ông… Thấy tôi như muốn hỏi điều ǵ, ông trả lời ngay: cô ấy 67 tuổi! Tôi hỏi, khi cô ấy ở đây, cô có biết ḿnh đă bị ung thư chưa…

 - Chưa cháu à, nên cô ấy mới đồng ư đến với chú. Tôi đă đoán sai tuổi cô, nhưng điều này chắc tôi không sai, tôi tin là cô đă biết ḿnh bệnh, những ngày c̣n lại, cô đă đến với chú, đi dạo khắp Paris với chú như một cặp t́nh nhân son trẻ, c̣n hơn son trẻ, v́ mỗi người mang nặng mối u hoài của cả một kiếp người, muốn chan hoà, chia sẻ cho nhau những ngày cuối. Những tấm ảnh đă thực sự nói lên điều đó. Một đôi uyên ương có tuổi rơ ràng là có cái ǵ đó đằm thắm mà nồng nàn, thiết tha hơn hẳn những cặp uyên ương trẻ, nhất là khi cô biết chẳng c̣n sống được bao lâu. Thế rồi hai chú cháu ôm lấy nhau. Tôi từ giă ra về, ḷng c̣n lâng lâng. Nếu không có người em đợi dưới đường th́ có lẽ tôi sẽ ở lại với ông thêm ít lâu nữa.

Bây giờ ngồi viết lại những ḍng này tôi c̣n nhớ rơ con người mộc mạc, chân t́nh và rất nhạy cảm của ông, một Trần Văn Khê đời thường mà tôi có dịp gặp ở Paris nhân chuyến công tác vừa qua. Nói chung, ông là một… ông già Nam Bộ rất dễ thương!

(Kiến thức ngày nay, 1997)